ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE để cập nhật những mẫu mới nhất ==> Chi tiết

NHỮNG KĨ THUẬT HOÀN THIỆN ĐỒNG HỒ PHỔ BIẾN (PHẦN 2)

NHỮNG KĨ THUẬT HOÀN THIỆN ĐỒNG HỒ PHỔ BIẾN (PHẦN 2)

Ở phần trước SH Watch đã giới thiệu cho mọi người những kỹ thuật hoàn thiện đồng hồ nổi tiếng thế giới. Hãy cùng SH Watch điểm thêm một số kỹ thuật hoàn thiện đồng hồ tinh xảo nhất trong bài viết này. 

Xem phần 1 tại: https://shwatch.com.vn/nhung-ki-thuat-hoan-thien-dong-ho-pho-bien

6. Kỹ thuật hoàn thiện sọc vân Geneva 

 

Sọc vân Cote de Geneve trên mặt lưng mẫu đồng hồ thuộc BST Zenith El Primero

Kỹ thuật này chủ yếu dùng cho bề mặt phẳng, dễ dàng quan sát thấy trên bộ máy và không thể sử dụng trên những bộ phận chuyển động. Ngoài ra, kỹ thuật này mang phần nhiều là tính chất trang trí. 

Các sọc Geneva là một trong những kiểu trang trí truyền thống, được chế tác từ nhiều đường vân song song trên bề mặt bộ máy đồng hồ gồm như cầu nối, khung và rotor. Vân sọc có thể thẳng hoặc vòng nhưng độ đồng đều và song song luôn phải đảm bảo tính chính xác và logic tuyệt đối. 

Loại kỹ thuật hoàn thện này thường được đào tạo ra từ máy móc, ít khi được thực hiện bằng thủ công vì tốn nhiều thời gian và không đem lại hiệu quả. 

7. Kỹ thuật hoàn thiện Perlage 

 

Họa tiết vân tròn trên mặt sau đồng hồ Breitling Navitimer B01 Chronograph AB0121211C1P1

Kỹ thuật Perlage còn được gọi bằng cái tên khác là họa tiết vân tròn. Loại kỹ thuật này thường được sử dụng trên những bề mặt khuất, khó quan sát thấy. 

Kỹ thuật hoàn thiện Perlage đòi hòi nhiều ở bàn tay chế tác của nghệ nhân vì không thể phụ thuộc vào máy móc sản xuất. 

8. Kỹ thuật tạo màu FUME 

 

Những kỹ thuật trang trí hoàn thiện đồng hồ Thụy Sỹ phổ biến

 

Mặt số Thụy Sỹ có hiệu ứng Fume - kỹ thuật tạo màu phức tạp nhất đối với các nghệ nhân chế tác đồng hồ cơ.   

 

Đây là một trong những kỹ thuật tạo màu phức tạp nhất đối với các nghệ nhân chế tác đồng hồ cơ. 

Khi được áp dụng kỹ thuật Fume, mặt số của cỗ máy thời gian sẽ có hiệu ứng chuyển màu gradient tuyệt đẹp, ngả màu đậm dần từ trung tâm mặt số đén vị trí các cọc số. Để tạo nên được hiệu ứng màu sắc tuyệt đẹp này, chiếc đồng hồ cao cấp xưa cần 30 lớp sơn mài chồng chất. Ngày nay đã xuất hiện những sản phẩm sử dụng lên tới 200 lớp sơn để tạo nên màu sắc ấn tượng nhất. Mặt số trước khi được phun sơn còn đặc biệt phải trải qua một công đoạn chải bóng, nhằm tạo hiệu ứng bóng bẩy, từ đó tiếp nhận ánh sáng tự nhiên một cách tự nhiên một cách tốt nhất. 

9. Kỹ thuật sơn mài - Lacquered 

Những kỹ thuật trang trí hoàn thiện đồng hồ Thụy Sỹ phổ biến

 

Đồng hồ Longines cổ điển sử dụng kỹ thuật tráng men bóng bẩy trên mặt số

Đối với những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ sử dụng kỹ thuật sơn mài, mặt số của chúng sẽ có những tông màu sắc rất đậm nét, từ đó tạo nên hiệu ứng thị giác sinh động, ấn tượng hơn cho sản phẩm. 

Lấy ví dụ một số màu trắng thông thường có thể trông láng mịn, cứng cáp và cao cấp như được là từ sứ, nhờ kỹ thuật hoàn thiện trang trí sơn mài. 

10. Kỹ thuật cắt lớp họa tiết - MARQUETRY 

Những kỹ thuật trang trí hoàn thiện đồng hồ Thụy Sỹ phổ biến

 

Một chiếc đồng hồ Hermes sử dụng kỹ thuật hoàn thiện trang trí Marquery

 

Một cách hoàn thiện cao cấp chỉ có thể tìm thấy ở những sản phẩm cao cấp nhất là kỹ thuật cắt lớp họa tiết. 

Với kỹ thuật này, các nghệ nhân chế tác sẽ tạo nên các hình ảnh trang trí trên mặt số bằng ca.  

Với kỹ thuật này, các nghệ nhân chế tác sẽ tạo nên các hình ảnh trang trí trên mặt số bằng cách cắt ghép nhiều lớp vật liệu mỏng khác một cách chính xác. Tùy vào phong cách của từng thương hiệu, các tác phẩm hoàn thành có thể là bức họa đầy tính nghệ thuật, hoặc các đường nét hoa văn hiện đại, tràn đầy màu sắc. 

Trên đây SH Watch đã điểm qua những kĩ thuật hoàn thiện đồng hồ giúp mọi người hiểu rõ hơn về chủ đề này. Hãy theo dõi các kênh truyền thông của SH Watch để biết thêm nhiều thông tin hay và hữu ích về đồng hồ nhé. 

 

 

Zalo
Hotline
SH WATCH