ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE để cập nhật những mẫu mới nhất ==> Chi tiết

NHỮNG KĨ THUẬT HOÀN THIỆN ĐỒNG HỒ PHỔ BIẾN

NHỮNG KĨ THUẬT HOÀN THIỆN ĐỒNG HỒ PHỔ BIẾN

Yếu tố quyết định đầu tiên của một chiếc đồng hồ cao cấp không phải bộ máy chất lượng hay tên logo nằm trên mặt số. Thứ tạo nên ánh hào quang của những chiếc đồng hồ cao cấp thực chất luôn là những kĩ thuật hoàn thiện tinh xảo, mà chỉ có những ai thực sự quan tâm đến đồng hồ mới có thể nhận ra. 

Vậy kĩ thuật hoàn thiện đồng hồ là gì và có những loại kĩ thuật hoàn thiện nào? Câu trả lời sẽ được SH Watch giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Hoàn thiện đồng hồ, hay còn được gọi là Finishing là bước cuối cùng trong công đoạn tạo nên một chiếc đồng hồ cao cấp. Khi gu thẩm mỹ và yêu cầu của khách hàng thượng lưu đối với những cỗ máy thời gian ngày càng tăng cao kĩ thuật hoàn thiện sản phẩm cũng đa dạng và tinh xảo hơn.  

1. Kỹ thuật Anglage 

Kỹ thuật Anglage (hay còn được gọi là vát cạnh hoặc cắt vát) là kĩ thuật giúp làm trơn nhẵn cạnh của các bộ phận trong máy. Việc đó được thực hiện bằng cách giũa các bộ phận ở góc 45 độ, sau đó đánh cho chúng thật bóng. Bây giờ hãy để ý tới độ nhẵn mịn và chiều rộng đồng đều trên các cạnh. Kỹ thuật Anglage khó thực hiện nhất ở các góc bên trong và chỉ có thể thực hiện bằng tay. 

2. Kĩ thuật vật đính Applique 

Vật đính trong thuật ngữ Applique chỉ các bộ phận như cọc số, chữ số, các chi tiết trang trí được cắt riêng từ các chất kim loại tấm, sau đó mới được gắn hoặc bắt đinh tán trên mặt số đồng hồ Thụy Sỹ. Đối với đồng hồ nữ, vật đính còn có thể chỉ các họa tiết đi kèm ở dây đeo đồng hồ.

 

3. Kỹ thuật Satination 

Kỹ thuật này tạo ra bề mặt có những vết xước mờ nhẹ, mượt và đều nhau mang đến cảm giác mịn, thoáng mắt. Kỹ thuật Satination trở nên khác phổ biến với đồng hồ vì sự đa dạng và được phát triển từ nhiều ý tưởng khác nhau tạo nên sự khác biệt so với những kỹ thuật hoàn thiện còn lại. 

4. Kỹ thuật Guilloche 

Xuất phát từ cái tên của một kĩ sư người Pháp năm 1770, đường vân Guilloche thể hiện các họa tiết lặp đi lặp lại  nhiều lần thường thấy trên mặt số đồng hồ. Công nghệ này được tạo ra theo hai phương pháp khác nhau. Một là từ máy tiện hình học có tên Rose Engine. Hai là từ phương pháp truyền thống chế tác bằng tay thủ công. 

Những chiếc đồng hồ có vân Guilloche được chế tác bằng tay thường có giá thành đắt đỏ và xa xỉ hơn vì tính chất phức tạp, độ tinh tế cao hơn rất nhiều so với những sản phẩm được chế tác bằng máy móc. 

5. Kỹ thuật Tempering 

Tempering là một kĩ thuật hoàn thiện đồng hồ truyền thống áp dụng cho kim, ốc vít thép bằng nhiệt độ để tạo bóng cho chúng. Qúa trình làm xanh thép diễn ra bằng cách đem đi nung ở 270 - 310 độ C. Kim, ốc vít thép xanh được đánh giá là rất bền với thời gian nhờ đặc tính bào vệ của lớp oxit với lõi thép giúp tránh gỉ sét . Có những bộ kim, ốc vít xanh vẫn còn rất mới từ hàng trăm năm qua và chúng vẫn đang tiếp tục kể những câu chuyện về một trong những chi tiết tưởng như đơn giản nhưng lại thú vị nhất trong chiếc đồng hồ. 

Để có được một chiếc kim, ốc vít thép màu xanh, người nghệ nhân phải nung nóng kim ở nhiệt độ 590 độ F. Để chiếc kim, ốc vít nung không bị hóa giòn, các nghệ nhân thường ram bằng cách nung thép đã qua tôi luyện lên nhiệt độ 200-500 độ C sau đó cho nguội từ từ để thay đổi cấu túc vật liệu cũng như khử bớt ứng suất cơ học bên trong. Đặc biệt, trong quy trình này ram thép trải qua các nhiệt độ khác nhau thì bề mặt thép sẽ tạo ra các màu khác nhau. Ngay sau khi kim, ốc vít thép xanh đã có màu ưng ý để không bị biến đổi màu, các nghệ nhân tiếp tục bôi một chất liệu bảo vệ để lớp màu được bền và không bị gỉ sét. 

Kính mời quý đọc giả tiếp tục đón chờ phần 2... 

Zalo
Hotline
SH WATCH