ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE để cập nhật những mẫu mới nhất ==> Chi tiết

Tìm hiểu tiêu chuẩn đồng hồ COSC và METAS

Mọi sản phẩm đồng hồ khi được tung ra thị trường đều được gắn với những chiến dịch quảng bá nhất định, đi kèm với đó là những lời hứa hẹn về các thông số, độ bền hay độ chính xác. Trong ma trận thông tin đó, những tiêu chuẩn, chứng nhận chất lượng cho đồng hồ là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ giúp người dùng có căn cứ để đánh giá và nhận định xem 1 chiếc đồng hồ có đáng mua hay không? Bên cạnh đó, Thụy SĨ là quốc gia đặt nền móng cho đồng hồ, vậy nên những cỗ máy thời gian sản xuất ra đều được đòi hỏi về chất lượng. Chính vì vậy, những tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng đồng hồ khắt khe đã được đặt ra. Trong số đó, nổi tiếng và phổ biến nhất chính là chuẩn COSC Chronometer và chuẩn METAS & MASTER.

Trong video ngày hôm nay, hãy cùng SH WATCH tìm hiểu về 2 chứng nhận chất lượng đồng hồ này nhé!

Còn chần chờ gì nữa mà không bắt đầu ngay thôi
Độ chính xác và phép đo thời gian là những tuyệt phẩm của thuật toán học kể từ khi bắt đầu. Trong hàng nghìn năm, các nhà chế tạo đồng hồ và các nhà khoa học đã nỗ lực cải thiện độ chính xác của các thiết bị cơ khí, từ những chiếc đồng hồ mặt trời đầu tiên, đồng hồ khổng lồ trong các nhà thờ thời trung cổ cho đến những chiếc đồng hồ đo thời gian hàng hải rất quan trọng cho việc điều hướng trong thế kỷ 17, 18 và những chiếc đồng hồ đeo tay đã từng dùng trong y tế và khoa học.

Trong thế kỷ 19, 20 và 21 các tổ chức chuyên gia được thành lập để kiểm tra và chứng nhận chất lượng độ chính xác của đồng hồ đeo tay.

Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về giá trị của chứng chỉ COSC: COSC là Viện kiểm tra Chonometer chính thức của Thụy Sĩ. được thành lập năm 1973. Đây là tổ chức độc lập, chuyên tiến hành các phép thử và chịu trách nhiệm quản lý chất lượng, cấp giấy phép Chorometer.

Dựa trên tiêu chuẩn ISO 3159, cơ quan này đã chứng nhận hàng tỷ bộ máy đồng hồ Thụy Sĩ kể từ khi thành lập

Với mỗi chiếc đồng hồ muốn gắn nhãn hiệu Chronometer khi được đưa đến COSC sẽ đều phải trải qua các bài kiểm tra riêng bộ máy và tổng thể của chiếc đồng hồ. Nếu vượt qua các cuộc thử nghiệm, COSC sẽ cấp giấy chứng nhận cho phép gắn tên Chronometer lên đồng hồ. Hiện có ba trung tâm của COSC ở Thụy Sĩ được đặt tại các thành phố Geneva, Bienne và Le Locle. Và các thương hiệu có nhiều đồng hồ Chronometer có thể kể tới như Rolex, Breitling, Omega, Tag Heuer…

Để đạt được chứng nhận “Chronometer” của COSC, bộ máy của chiếc đồng hồ phải vượt qua được hàng loạt cuộc thử nghiệm khắc nghiệt được tiến hành trong vòng 15 ngày liên tục ở 5 vị trí và 3 mức nhiệt độ khác nhau. COSC sẽ tiến hành 7 phép thử. Các phép đo được thực hiện hàng ngày với sự trợ giúp của camera, máy tính cùng 2 chiếc đồng hồ nguyên tử có độ chính xác tuyệt đối để phân tích dữ liệu. Nếu đồng hồ nào vượt qua 7 cuộc thử nghiệm đó sẽ được chứng nhận Chronometer và khắc biểu tượng của tổ chức này được ghi ở phía sau hoặc bên trong cỗ máy. Những chiếc không vượt qua sẽ bị thải loại. Để được coi là một chiếc đồng hồ Chronometer cần phải vượt qua những thử thách khắc nghiệt từ kiểm tra tốc độ sai số trung bình, tốc độ thay đổi trung bình, chênh lệch tốc độ trung bình...cho đến sai số lũy tiến.

Đối với bộ máy cơ tự động, độ sai số của bộ đồng hồ này chỉ được trong khoảng -4 đến +6 giây trong 1 ngày.

Hầu hết các bộ máy được nhận chứng chỉ này đều có được làm từ những chất liệu rất tốt. Chất liệu điển hình phải kể đến là silicium- một chất liệu có bị giãn nở và co lại khi nhiệt độ có thay đổi. Cuộc thử nghiệm để đạt được giấy chứng nhận này được tiến hành cho hơn 1 triệu đồng hồ mỗi năm trong đó có 2 thương hiệu lớn là Rolex và Omega được kiểm tra nhiều nhất.

Thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 3% số lượng đồng hồ ở Thụy Sĩ đạt chứng nhận COSC và trở thành đồng hồ Chronometer.

Giấy chứng nhận chất lượng đồng hồ thứ 2 mà SH WATCH muốn giới thiệu là Metas & Master Chronometer. Metas & Master Chronometer được thương hiệu đồng hồ nổi tiếng Omega và Viện đo lường của Liên bang Thụy Sĩ  để đưa ra. Đây là giấy chứng động lập cho chiếc đồng hồ. Omega thành lập METAS vào năm 2015, và khác với COSC - Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres, nó là các bài kiểm tra nghiêm ngặt hơn nhiều. Chiếc đồng hồ đầu tiên nhận được chứng nhận METAS là Globemaster. Kể từ đó, Omega đã bắt đầu thử nghiệm ngày càng nhiều đồng hồ cơ của mình. Để đạt được chứng chỉ này thì bộ máy của Omega phải đảm bảo phải có chứng chỉ COSC cùng với đó là phải vượt qua được những bài kiểm tra để chứng tỏ độ chịu nước và khả năng chống từ trường như ở trong thực tế.

Trong khi chứng nhận COSC tiêu chuẩn ngành vẫn là một phần không thể thiếu trong quy trình của OMEGA, thử nghiệm METAS mới sẽ tăng gấp đôi hiệu quả chứng nhận của mỗi chiếc đồng hồ, mang lại cho OMEGA và các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ khác cơ hội chứng minh chất lượng và hiệu suất xem giờ của đồng hồ của họ ở mức độ cao hơn so với trước đây. Với 8 bài kiểm tra được thực hiện trong 10 ngày, mỗi chiếc đồng hồ phải vượt qua một loạt các tiêu chí mô phỏng lại các điều kiện đeo ngoài đời thực, bao gồm cả việc tiếp xúc với từ trường 15.000 gauss. Mục tiêu của bài kiểm tra là đồng hồ giữ độ chính xác 0 / +5 giây mỗi ngày trong mọi điều kiện mà chúng phải tuân theo.

Để sở hữu một chiếc đồng hồ MASTER CHRONOMETER, đồng hồ của bạn đã được chứng nhận không chỉ một lần - mà là hai lần! 8 bài kiểm tra nghiêm ngặt của METAS là những thứ chiếc đồng hồ của bạn phải vượt qua để có danh hiệu MASTER CHRONOMETER sau khi bộ máy đã được COSC chứng nhận. Và đó là một quá trình thử nghiệm hoàn toàn minh bạch và khách quan. Nếu muốn biết đồng hồ của mình có kết quả như thế nào trong 8 bài kiểm tra METAS, bạn có thể xem thông tin chính xác bằng cách nhập số chứng chỉ trực tuyến trên thẻ Master Chronometer Certificate màu đỏ đi kèm khi mua đồng hồ.

Như vậy, qua những thông tin vừa rồi, ta có thể hiểu COSC là 1 chứng chỉ đảm bảo chất lượng cho bộ máy của đồng hồ, tuy nhiên đã bỏ qua nhiều chi tiết khác. Khác với COSC thì OMEGA đã đặt cả chiếc đồng hồ hoàn thiện vào phạm vi kiểm định của METAS, từ đó đảm bảo được tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho đồng hồ cả về khả năng chống từ. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sắm cho mình 1 chiếc đồng hồ chuẩn COSC, hay tốt hơn là METAS

Bạn nghĩ sao về 2 tiêu chuẩn này? Liệu những chứng nhận này có đang chồng chéo lên nhau hay đang hoàn thiện và bổ sung cho nhau, đưa những sản phẩm tốt hơn đến tay người dùng? Hãy comment phía dưới cho bọn mình biết với nhé

 

Zalo
Hotline
SH WATCH