Tìm hiểu những thuật ngữ cơ bản về đồng hồ ( Phần 1)
- FLASH SALE CUỐI NĂM: Tissot, Edox
- Ưu đãi cuối năm: MUA 1 TẶNG 1
- "BLACK FRIDAY GALLERY" - Sự kiện triển lãm đồng hồ phân khúc Luxury LẦN ĐẦU TIÊN xuất hiện tại Việt Nam
- WEEKLY DEALS 15/10-16/10 - ROLEX, GRAND SEIKO, OMEGA...
Đời sống con người ngày càng phát triển, đi cùng với những làn sóng công nghệ hiện đại liên tục thay đổi và định hình chất lượng cuộc sống của chúng ta. Song dù ở trong bất cứ thời đại nào, đồng hồ vẫn luôn giữ được những giá trị vĩnh hằng. Không chỉ là công cụ hiển thị và đo lường thời gian, mỗi chiếc đồng hồ còn phần nào thể hiện phong cách và những giá trị bên trong tâm hồn người đeo thông qua thiết kế , màu sắc và thông điệp của nó. Phát triển từ thế kỉ XVII, đến nay đồng hồ đeo tay đã có lịch sử lâu đời và ghi dấu trong lòng người tiêu dùng nhiều thế hệ. Kỹ thuật thiết kế, chế tác, hay các chức năng của đồng hồ đéo tay luôn được cải tiên và hoàn thiện theo từng ngày.
Bởi những lẽ ấy mà sử dụng đồng hồ nói chung và sưu tập đồng hồ nói riêng đã trở thành một trong những thú vui độc đáo, phổ biến. Dân chơi đồng hồ, hay những người am hiểu về đồng hồ đã có riêng cho mình một kho tàng thuật ngữ, từ lóng để chỉ những khái niệm, bộ phận hay một yếu tố nào đó của đồng hồ. Điều này khiến một số người dùng mới tiếp cận gặp khó khắn trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đồng hồ do bị "lạc" giữa một rừng từ ngữ khác lạ.
Những thuận ngữ cơ bản đến phức tạp được liệt kê dưới đây sẽ giúp các bạn tiếp cận, làm quen và tìm hiểu về đồng hồ dễ dàng hơn, từ đó đưa ra được những lựa chọn mua mới và sử dụng sản phẩm đồng hồ đeo tay một cách tối ưu nhất.
Accuracy – Độ sai số
Sai số, hay còn gọi là độ chính xác của đồng hồ, là khoảng thời gian trung bình mà đồng hồ bị sai lệch so với thời gian chuẩn trong một ngày sau khi sử dụng. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sai số có thể kể đến như môi trường hay điều kiện sử dụng đồng hồ. Sai số cho phép của một chiếc đồng hồ là dưới 60 giây một ngày, sai số thường thấy trên một chiếc đồng hồ hiện nay là ±25 cho đến ±10 giây trên ngày. Đặc biệt, ở các cỗ máy cơ cao cấp, sai số đồng hồ chỉ ở mức ±6 đến ±4 giây trên ngày.
Hiện nay, SH Watch chuyên cung cấp các loại đồng hồ chính hãng với độ sai số chỉ từ 3-4 giây một ngày với mức giá hấp dẫn và chế độ bảo hành lên tới 5 năm.
Analog – Đồng hồ kim
Mặt đồng hồ truyền thống bao gồm mặt số và kim.
Alpha hands – Kim đồng hồ dạng alpha
Đồng hồ có dạng mảnh mai, nhỏ, hơi nhọn.
Anti-magnetic – Kháng từ
Anti-Magnetic hay kháng từ là chức năng giúp đồng hồ miễn nhiễm hoặc ít bị ảnh hưởng bởi từ trường nam châm, bởi bộ máy của đồng hồ cơ rất phức tạp và cấu tạp nhiều kim loại. Từ trường có mặt ở khắp mọi nơi; bề mặt Trái đất, linh kiện trong tai nghe điện thoại, vỏ bao Ipad,... Kháng từ sẽ giúp đồng hồ hoạt động ổn định, chính xác trong những môi trường này.
Tiêu chuẩn tối tiểu trong khả năng chống từ trên mỗi chiếc đồng hồ là ISO 764.
ATM – Chống nước
ATM biểu thị khả năng chống nước của đồng hồ bao gồm 5 mức thường thấy 1ATM, 2ATM, 3ATM, 5ATM, 10ATM VÀ 20ATM chỉ những độ chịu nước khác nhau, phù hợp cho từng nhu càu sử dụng.
1ATM: Chống nước thông thường như rửa tay, đi mưa...
20ATM: Có thể sử dụng khi lặn sông nước, bởi ở biển, chơi thể thao dưới nước.
Automatic watch – Đồng hồ tự động
Tên gọi của đồng hồ tự động lên dây. Sử dụng hệ thống cơ học và dây cót tự cuộn, năng lượng cung cấp cho đồng hồ từ sự chuyển động của cánh tay, máy tự động chuyển đổi của roto theo chuyển động của cánh tay thành năng lượng lên dây cót. Người mua đồng hồ cần đeo ít nhất 8 tiếng trong 7 ngày liên tục để đồng hồ có năng lượng và hoạt động bình thường.
Annual Calendar – Lịch năm
Tính năng hiển thị thứ, ngày, tháng và năm. Những đồng hồ có lịch năm cần điều chỉnh từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 mỗi năm một lần để đảm bảo đồng hồ hiển thị đúng số ngày trong tháng.
Balance Wheel – Bánh xe cân bằng
Bánh xe cần bằng là một loại bánh xe trong cỗ máy đồng hồ , không quay trong mà di chuyển qua lại, dao động với tôc độ không đổi giúp bánh răng di chuyển và cho phép kim đồng hồ hoạt động. Bánh xe cân bằng đảm bảo cho bộ máy cơ học hoạt động chính xác.
Hộp hình trụ để chứa toàn bộ dây cót. Khi đay cót được tác độn và giải phóng năng lượng thì hộp cót sẽ quay và làm cho bộ bánh xe chuyển động quay.
Barrel cuver - Nắp hộp cót
Thực chất là một lắp đậy được lắp chặt với hộp cót dùng để bảo vệ và khống chế toàn bộ trụ cót, cố định vị trí dây cót, đảm bảo nó nằm chắc chắn trong hộp cót.
Barrel comlet - Ổ cót
Sau khi dây cót, trụ cót được lắp vào trong hộp cót và đậy chặt bằng nắp hộp cót thì taonf bộ những bộ phận trên được gọi là hộp cót.
Bezel - Gờ lắp mặt kính
Vòng kẹp làm giá cho mặt kính hoặc pha lê. Là một bộ phận của vỏ gờ lắp mặt kính có tác dụng giữ mặt kính, đồng thời trang trí. tô điểm, tạo kiểu dáng cho chiếc đồng hồ. Đối với một số mẫu đồng hồ đeo tay thể thao, nhà sản xuất còn in khắc lên gờ lắp mặt kính một vài họa tiết như vành tọa độ để đo hướng, vận tốc hoặc thời gian...
Bracelet - Dây đeo đồng hồ
Một đai kim loại gồm các mắt xích vưới các khoen kết hợp, được lắp chặt với 2 đầu của tai vỏ giúp người dùng cố địch đồng hồ vào cổ tay, tiện lợi đem theo bên người. Các khoen có thể tháo ra để thay đổi độ dài cho dây đeo phù hợp với cổ tay của người dùng hoặc tô điểm tùy sở thích.
Nếu dây đeo không làm bằng kim loại mà là các vật khác như da, vải,... thì gọi là "strap"
Buckle - Khóa dây
Khóa day thường được gắn vào vỏ đồng hồ nhằm liên kết hai phần của dây da xung quanh cổ tay.
Case – Vỏ ngoài
Vở ngoài gồm thân chính, vòng ben zen, mặt kính.Case của đồng hồ nam có đường kính từ 35mm trở lên, đồng hồ nữ từ bằng đến nhỏ hơn 34mm.
Case back - Nắp lưng/đáy của vỏ đồng hồ
Nắp lưng của vỏ đồng hồ là mặt tiếp xúc trực tiếp giữa thân chính và cổ tay người đeo, cho phép mở ra để can thiệp vào bộ máy bên trong của đồng hồ. Hiện nay, nắp lưng thường được làm từ kim loại hoặc mặt kính lộ máy để người dùng có thể quan sát bộ máy cơ tinh xảo của đồng hồ.
Đồng hồ nam Longiness Master Collection Moonphase L2.209.4.78.6
Calibre/Cal - Đặc tính riêng của mỗi máy đồng hồ
Trước đây được sử dụng để chỉ khoảng cách chuyển động của đồng hồ, ngày nay thuật ngữ này dùng để chỉ đặc tính riêng biệt của mỗi loại máy đồng hồ; đi sau chữ Calibre là những số để chỉ cụ thể loại máy nào và đi trước thường là tên thương hiệu.
VD: Omega Cal.321. Nhìn dòng chữ này, người chơi đồng hồ sẽ hiểu đây là máy OMEGA lên dây chronograph đời xưa rất hiếm.
Xin mời quý đọc giả tiếp tục đón chờ phần 2....