ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE để cập nhật những mẫu mới nhất ==> Chi tiết

Chứng chỉ METAS của Omega có ý nghĩa như thế nào ?

Chứng chỉ METAS của Omega có ý nghĩa như thế nào ?

METAS là một trong những #tiêu_chuẩn_cao_hơn_COSC của Thụy Sỹ tính đến thời điểm hiện tại được thương hiệu Omega đưa ra để kiểm chứng cho những cỗ máy chính xác, bền bỉ của mình.

Tất cả các mẫu đồng hồ của Omega sử dụng máy Co-axial sản xuất từ năm 2020 trở đi đều đạt chứng chỉ METAS, trừ một số dòng đặc biệt sử dụng máy Calibre 1861 & 3300 như dòng Speed master moonwatch,...

=> Để đạt được chứng chỉ #METAS - với dòng chữ "Master Chronometer" thì chiếc đồng hồ phải trải qua quy trình #8_bước nghiêm ngặt bao gồm:

+/ Bước 1; Kiểm tra các tính năng của #Cỗ_máy trong môi trường có từ trường (cụ thể, trong phòng thí nghiệm là nam châm vĩnh cửu, với mức độ từ trường rất mạnh, lên tới #15000_Gauss

+/ Bước 2: Kiểm tra các tính năng của cả đồng hồ, sau khi lắp đặt hoàn thiện, môi trường tương tự bước 1.

+/ Bước 3: Kiểm tra sự sai khác về độ chính xác khi đặt trong môi trường #Có_từ_trường (cụ thể vẫn là 15000 Gauss) và môi trường #Khử_từ trong vòng 48h. Với dòng Omega Master Chronometer, thì kết quả cho ra là chênh lệch chỉ có 0.2 giây.

+/ Bước 4: Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ trong quá trình sử dụng thường ngày. Test đồng hồ ở 2 dải nhiệt độ và 6 vị trí khác nhau, có cả môi trường khử từ và có từ trường trong vòng 4 ngày. Với dòng Omega này thì sai số trung bình chỉ có 1.3 giây/ngày. Và dung sai nói chung chỉ sai lệch 0-5s/ ngày (trong khi #COSC_là -4/+6s)

+/ Bước 5: Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ ở các vị trí, tư thế khác nhau. (cụ thể là 6 vị trí, và thay đổi liên tục mỗi 60s).

+/ Bước 6: Tính đằng thời (Isochronism) - Mục đích là kiểm tra độ chính xác đồng hồ khi ở mức #full_power_100% và ở mức #Low_power_33%. Kết quả của dòng Omega này là sai lệch chỉ có 0.6 giây.

+/ Bước 7: Kiểm tra khả năng tích cót. Sau khi tích đủ 100% năng lượng, với dòng Omega này, sau 60h, độ sai lệch chỉ có +1.2s (Tức là đúng đủ 60h tích cót, và dư ra 1.2s)

Bước 8: Kiếm tra khả năng chống nước. Đồng hồ được ngâm vào tank áp lực trong vòng 2 tiếng, áp suất tăng từ 0m --> #1500m (150 bar) (tùy dòng thì mức tối đa khác nhau, thường áp suất test cao hơn 25% so với áp suất thực tế ghi trên đồng hồ).

=> Sau đó được bỏ ra ngoài, và gia tăng nhiệt độ của đồng hồ lên 50oC. Nếu nhỏ nước lạnh vào bề mặt kính sapphire, nếu hiện tượng ngưng tụ bên trong kính => Đồng hồ ko đạt (vì nước đã lọt vào bên trong), và ngược lại, nếu ko có hiện tượng ngưng tụ thì chiếc đồng hồ của bạn đã đạt bước kiểm tra cuối cùng.

Với chứng chỉ này, anh em sẽ thấy tự tin hẳn khi đeo trên tay 1 chiếc Master Chronometer rồi nhỉ 😃

Zalo
Hotline
SH WATCH